Thứ năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Cập nhật lúc: 09/02/2023

Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945) Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân xã Hòa An

            Ngày 20 tháng 3 năm 1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Hai, tháng 3 năm 1931 nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, đồng thời chỉ rõ: trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh…

             Thực hiện Nghị quyết Trung ương Hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6 năm 1932 Trung ương Đảng đã khởi theo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng đấu tranh và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của Đảng nêu rõ: phải tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp để tổ chức đấu tranh và phát triển tổ chức bí mật (Nông hội). Trên cơ sở Chương trình hành động của Đảng, Chương trình hành động của Nông hội ra đời bao gồm 10 điểm.

nd4 Những chặng đường vẻ vang của Hội Nông dân Việt Nam           

Tháng 3 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội, có thể tổ chức nhiều hội (nhưng nội dung là Nông hội); Hội tương tế, ái hữu, hợp tác xã, hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học quốc ngữ...đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

            Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế...Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.

             ''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, Việt Nam Nông dân cứu quốc hội là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh;  thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''. Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc được Hội nghị tháng 5 năm 1941 thông qua  gồm 11 điều. Mục đích liên hiệp hết thảy các hạng nông dân  yêu nước để binh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng với các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho nước Việt Nam. Hội lấy làng, ấp làm cơ sở…có Ban chấp hành hội chỉ huy, làng, tổng, tỉnh, xứ, toàn quốc đều phải cử ra Ban chấp hành, ở cấp bộ nào phải cử đại biểu để thành lập Uỷ ban Việt Minh ở cấp ấy.

              Từ đầu năm 1941, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên. Sau đó, nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Nông dân cứu quốc hội, là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên, phụ nữ ...tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm của Trung kỳ, Nam kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân ưu tú đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

           Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu...Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp''. Nông hội đã đưa nông dân tham gia vào các phong trào sôi nổi với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật…Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công.

           Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng.

          Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Xã Hòa An cũng được hình thành và có những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đến nay, Hội nông dân xã được hình thành và phát triển với 18 chị Hội, tổng số 1.031 hội viên, từ khi thành lập cho đến nay, Hội nông dân xã Hòa An đã qua 09 kỳ Đại Hội.

nd2Đại hội Hội Nông dân xã Hòa An, nhiệm kỳ 2018 - 2023

          Những năm qua Hội Nông dân xã đã vận động nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng được nông dân phát triển đại trà tại địa phương, vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp được áp dụng rộng rãi góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần đưa kinh tế hộ gia đình phát triễn bền vững, những kết quả đạt được trong sản  xuất nông nghiệp có vai trò đóng góp to lớn của người nông dân và tổ chức Hội nông dân xã nhà. 

          Thực hiện phát động thi đua của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Đăk Lăk, Hội Nông dân huyện Krông Pắc: Trong những năm qua Hội nông dân xã đã có nhều nỗ lực trong việc triển khai các phong trào, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình, Kế hoạch đã đề ra và thực hiện tốt các nhiệm vụ Nghị quyết Đảng ủy xã. 

nd1Trang trại chăn nuôi gà thôn 6B, xã Hòa An

          Tổ chức Hội nông dân xã Hòa An  phát huy tốt vai trò “Trung tâm và nòng cốt thúc đẩy phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới”; tập hợp, đoàn kết và đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Tuyên truyền,vận động cho hội viên, nông dân thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Đảng, các ngành phát động; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh của xã Hòa An.

nd3Hội viên nông dân tham quan vườn sầu riêng

                                                                                                                                                     

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang